• mail Email: cokhitthanoi@gmail.com
  • Kinh doanh 1: MR. Toàn - 0963779303
  • Kinh doanh 2: Mss. Thắm - 0967854762

Hướng dẫn kỹ thuật hàn điện cho người mới học nghề

3818 lượt xem

Các trường hợp người mới học cách hàn điện thường xuyên gặp phải như hàn hay bị dính que, giựt không ra, máy hàn bị nóng do quá tải,…Nhằm giúp bạn có thêm những kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình hàn điện, dưới đây sẽ là hướng dẫn những kỹ thuật thực hiện chi tiết nhất dành cho bạn.

Một số nguyên nhân hàn bị dính que

cách hàn điện

Nguyên nhân nào dẫn đến hàn bị dính que?

Trước khi nắm được các kỹ thuật cách hàn điện đúng cách, bạn cần nắm rõ được những nguyên nhân dẫn đến hàn bị dính que. Cụ thể có 4 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

➢ Que hàn không phù hợp:

Lựa chọn que hàn dựa vào chiều dày của vật hàn, chiều dày vật hàn càng lớn thì đường kính que hàn càng lớn. Nếu lựa chọn que hàn không đúng sẽ làm thủng vật hàn, việc lựa chọn que hàn phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của mối hàn.

➢ Cường độ dòng điện chưa đủ lớn:

Để học được kỹ thuật hàn, trước hết bạn phải học cách điều chỉnh cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện quá thấp sẽ dễ dẫn đến hàn hay bị dính que, hàn không ngấu và mối hàn bị ngậm xỉ. Nếu cường độ dòng điện quá cao sẽ gây văng tóe hoặc làm thủng vật hàn trong trường hợp hàn những vật liệu mỏng.

➢ Chất lượng que hàn:

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối hàn. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp bảo quản que hàn đúng cách, tránh tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Ngoài ra, trước khi hàn, bạn cần có biện pháp sấy que hàn trước khi hàn để đảm bảo mối hàn tốt nhất.

➢ Khoảng cách que hàn đến vật hàn

Nếu khoảng cách que hàn đến vật hàn quá gần cũng dẫn đến bị dính que hàn, hoặc nếu khoảng cách quá xa sẽ không gây được hồ quang hàn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách hàn sắt không bị thủng – Liệu bạn đã biết?

Hướng dẫn kỹ thuật hàn điện cho người mới học nghề

hướng dẫn cách hàn điện

Kỹ thuật hàn điện dành cho người mới học nghề

Để thực hiện được cách hàn điện đúng kỹ thuật đòi hỏi người làm phải có một kinh nghiệm làm việc nhất định. Dưới đây là một số lý thuyết trong cách hàn điện cơ bản bạn có thể tham khảo thêm:

Đưa mối hàn về vị trí nằm ngang

Bạn cần đưa mối hàn về vị trí nằm ngang để dễ dàng thao tác hơn. Ví dụ khi muốn hàn ở góc chữ L, ta nên đưa vật hàn ngửa lên (nếu có thể) để nó tạo thành góc chữ ‘V’ để hàn dễ hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần tăng tính tiếp xúc của vật hàn bằng cách trước khi hàn nên vệ sinh mối hàn tốt, chùi sạch lớp sơn, bụi hoặc rỉ sét bám bên ngoài. Nếu gặp sắt tráng kẽm (gavanized) nên mài sạch lớp kẽm ở vị trí hàn. Nếu hàn nhiều đường, phải gõ, chải cho tróc hết lớp xỉ trước khi tiến hành hàn đường kế tiếp.

Lựa chọn que hàn phù hợp

Việc lựa chọn que hàn ngoài phụ thuộc vào chiều dày vật hàn còn phải phù hợp với từng loại máy hàn khác nhau. Ví dụ :

➢ Đường kính que hàn 1.6mm – 3.2mm: Chọn máy hàn 200A, HK200E, HK200Z (có thể kéo cả que hàn 4.0mm)

Đường kính que hàn 3.2mm – 4.0mm: Chọn máy hàn HK250T, HK250TP

➢ Đường kính que hàn 4.0mm – 5.0mm: Chọn máy hàn HK315, HK315i, HK400i (có thể hàn được que 6mm)

Thiết lập cường độ dòng điện phù hợp

Việc thiết lập cường độ dòng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đường kính lõi que hàn và bề dày thuốc bọc que hàn, tính chất của que hàn, vật liệu hàn, tư thế hàn, loại mối nối, bề dày vật hàn.

Để dòng hàn ra được đảm bảo cần xem lại toàn bộ những vị trí tiếp xúc từ máy ra tới vật hàn, dây mass, que hàn … sao cho tất cả phải tiếp xúc tốt và đảm bảo cho dòng điện lớn chạy qua .

Vệ sinh vị trí đầu kẹp mass trên vật hàn

Hành động này sẽ giúp tăng tính tiếp xúc và dẫn điện tốt. Cụ thể bạn cần bắt kẹp mass gần với vị trí hàn. Khoảng cách đầu que hàn đến vật hàn thường bằng đường kính đũa hàn và góc độ nghiêng giữa đũa hàn và mặt phẳng hàn thường khoảng 70 độ.

Hy vọng với hướng dẫn cách hàn điện trên sẽ giúp cho những người mới học nghề có thêm những kinh nghiệm cần thiết và thao tác chính xác hơn.