• mail Email: cokhitthanoi@gmail.com
  • Kinh doanh 1: MR. Toàn - 0963779303
  • Kinh doanh 2: Mss. Thắm - 0967854762

Khởi động từ Schneider – Thiết bị điện công nghiệp Cơ Khí TT

1643 lượt xem

Là thiết bị điện được dùng để điều khiển từ xa việc đóng/ ngắt cũng như đảo chiều, khởi động từ schneider ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt, thiết bị này còn bảo vệ quá tải cho các động cơ. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về khởi động từ schneider.

Khởi động từ Schneider là gì?

Đây là thiết bị điện có vai trò điều khiển từ xa việc đảo chiều, đóng/ngắt và bảo vệ quá tải cho động cơ ba pha rô to lồng sóc hoặc đóng/ cắt mạch điện.

  • Khởi động từ khi có công tắc tơ để điều khiển đóng cắt động cơ điện
  • Khởi động từ có hai công tắc tơ được gọi là khởi động từ kép với vai trò khởi động đảo chiều động cơ điện

Hiện nay có hai loại khởi động từ chính là khởi động từ 1 chiều và khởi động từ xoay chiều.

Phân loại khởi động từ Schneider

Khởi động tử schneider được phân loại như sau:

  • Theo nguồn dòng điều khiển và hoạt động: Dòng 1 chiều DC và dòng xoay chiều AC (1 pha hoặc 3 pha)
  • Theo nguyên lý điều khiển chuyển động: Bằng khí nén, lực hút điện từ hoặc thủy lực
  • Theo số tiếp điểm I/O chính và phụ

Các thông số cơ bản khi lựa chọn khởi động từ

Dưới đây là một số thông số cơ bản khi lựa chọn khởi động từ mà bạn có thể tham khảo:

  • Điện áp định mức: Điện áp hoạt động của khởi động từ
  • Nguồn điều khiển cuộn coil: DC hoặc AC
  • Điện áp xung chịu đựng: Uimp
  • Dòng định mức: Dòng tiếp điểm khởi động từ chịu đựng khi phụ tải ngắn mạch
  • Tần số đóng cắt: Là số lần đóng cắt khởi động từ thực hiện trong 1 giờ

Chọn khởi động từ cho phụ tải

Để chọn khởi động từ cho phụ tải, bạn cần lưu ý đến các thông số điện áp định mức, nguồn dòng cuộn coil,….Ngoài ra, dựa vào hệ thống mà bạn có thể chọn khởi động từ trên động cơ sao cho hợp lý nhất.

Một số sản phẩm khởi động từ Schneider

Dưới đây là một số sản phẩm khởi động từ Schneider mà bạn có thể tham khảo chi tiết:

Khởi động từ 4 cực

Khởi động từ 4 cực gồm các dòng thiết bị sau:

Khởi động từ 4 cực loại D LC1D188

Khởi động từ 4 cực loại D có cuộn dây điều khiển DC. Một số thông số kỹ thuật sản phẩm:

  • Dòng điện: 32A
  • Số cực: 2 N/O, 2 N/C
  • Tiếp điểm phụ: 1 N/O, 1 N/C
  • Rated operational current in AC-1: 380V – 400V
  • Giá tham khảo: 2.414.000 đồng.

Khởi động từ 4 cực loại D LC1DT80A

Đây cũng là một trong những loại khởi động từ 4 cực phổ biến nhất hiện nay.

  • Rated operational current in AC-1: 380V – 400V
  • Số cực: 4 N/O
  • Dòng điện: 80 A
  • Giá tham khảo: 8.449.000 đồng

Khởi động từ loại D

Khởi động từ loại D bao gồm các mẫu sản phẩm sau:

Khởi động từ loại D LC1D18

Đây là khởi động từ loại D với cuộn dây điều khiển DC. Thông số kỹ thuật sản phẩm:

  • Công suất: 7.5 Kw
  • Dòng điện: 18A
  • Tiếp điểm phụ: 1 N/O, 1 N/C
  • Giá tham khảo: 1.107.000 đồng

Khởi động từ loại D LC1D09

Đây là một trong những loại khởi động từ được ưa chuộng nhất hiện nay:

  • Công suất: 4 Kw
  • Dòng điện: 9A
  • Tiếp điểm phụ: 1 N/O, 1 N/C
  • Giá tham khảo: 692.000 đồng

Khởi động từ loại K

Khởi động từ loại K gồm các mã sản phẩm sau:

Khởi động từ loại K LP1K0901

Mẫu khởi động từ này sử dụng điện áp điều khiển DC. Một số thông số kỹ thuật sản phẩm:

  • AC1: 20 AMPS
  • AC3 – 380 V, 4 Kw, 5.5HP, 9 AMPS
  • Tiếp điểm phụ: 1 N/C
  • Giá tham khảo: 676.000 đồng.

Khởi động từ loại K LC1K0610

Khởi động từ loại K LC1K0610 sử dụng điện áp điều khiển AC. Thông số kỹ thuật sản phẩm:

  • 220 V: 1.5 Kw
  • AC3 – 440 V, 3 Kw, 6 AMPS
  • Tiếp điểm phụ: 1 N/O
  • Giá tham khảo: 338.000 đồng.

Khởi động từ loại K LC1K1210

Đây là khởi động từ loại K với điện áp AC. Thông số kỹ thuật sản phẩm:

  • 220 V: 3 Kw
  • AC3 – 440 V, 5.5 Kw, 12 AMPS
  • Tiếp điểm phụ: 1 N/0
  • Giá tham khảo: 423.000 đồng.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khởi động từ schneider. Từ đó lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất với điều kiện sử dụng cũng như điều kinh tế.