HOTLINE:
0977188089[Tư vấn]: Quy trình bảo dưỡng tủ điện hạ thế đúng kỹ thuật nhất
Tủ điện hạ thế có tác dụng giúp hệ thống điện phụ tải luôn trong tình trạng an toàn với khả năng đóng ngắt tự động. Nó sử dụng điện lưới 0.4kV và được sắp xếp ngay đằng sau các trạm hạ thế. Thông thường, tủ điện hạ thế sẽ được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn với người sử dụng. Cùng cokhitt.com tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng tủ điện hạ thế đúng chuẩn kỹ thuật trong bài viết sau đây nhé.
Xem thêm: Tủ phân phối hạ thế – Khái niệm, chức năng và phân loại
Phụ lục nội dung
Nguyên nhân cần bảo dưỡng định kỳ tủ điện hạ thế
Bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện ngay kịp lúc những bộ phận bị hỏng, cần thay thế, sửa chữa của tủ điện hạ thế, giúp máy luôn hoạt động trơn tru và hiệu quả. Ngoài ra, việc thực hiện quy trình bảo dưỡng tủ điện hạ thế định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị và tăng độ an toàn cho người dùng.
Nếu bạn cho rằng, tủ điện hạ thế không tiếp xúc với bên ngoài, luôn ở trong phòng kín, chắc chắn là ít hỏng hóc và chẳng cần bảo dưỡng định kỳ. Vậy thì bạn đã sai rồi, máy móc thiết bị nào cũng vậy, dù có hiện đại, chất lượng cao đến thế nào mà không được thường xuyên xem xét bảo dưỡng thì cũng có có độ bền lâu dài được, tủ điện hạ thế cũng vậy.
Quy trình bảo dưỡng tủ điện hạ thế đúng chuẩn kỹ thuật nhất
Kiểm tra bao quát, tổng thể
Bạn sẽ phải kiểm tra toàn bộ những yếu tố bên ngoài tủ điện hạ thế, xem vỏ bên ngoài có bị rỉ sét, hư hỏng gì không? Tủ có gây ra tiếng ồn, mùi hôi khó chịu hay tỏa nhiệt quá mức không? Kiểm tra xem trong tủ có nước mưa ngấm vào hay xác động vật nhỏ như chim, chuột không? Kiểm tra xem dây cáp có bị đứt hay ngắt quãng, mất kết nối ở đoạn nào không?
Sau đó, điều chỉnh đồng hồ đo về mức 0 – zero. Rồi kiểm tra dây kết nối phía bên trong của tủ điện xem có bị đứt không? Kiểm tra xem rơ le chỉnh định có hoạt động đúng theo đặc tính không? Kiểm tra mức độ cách điện có nằm trong quy định cho phép hay không?
Thực hiện vệ sinh cho tủ điện hạ thế
Bạn cần vệ sinh, lau chùi từ bên trong ra bên ngoài của tủ. Với phần bên trong, bạn có thể sử dụng máy hút bụi để hút sạch mạng nhện, bụi bẩn bên trong buồng tủ.
Sau đó tiến hành vệ sinh cho buồng dập hồ quang thuộc tủ ACB, tra thêm dầu mỡ tại các vị trí khớp chuyển động. Cuối cùng là vệ sinh, đánh gỉ sét các bu-lông đầu nối có trong tủ và siết chặt lại hết chúng.
Kiểm tra, kiểm định
Đầu tiên là tiến hành đo các loại điện trở cách điện, điện trở tiếp xúc của các bộ phận hệ thanh cái hạ thế, ACB, Contactor động lực, MCCB.
Sau đó bạn cần thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra hoạt động của các mạch ATS, relay bảo vệ dòng – áp – pha của tủ ACB và của toàn bộ tủ, các bộ điều khiển, tụ bù,…
Phân loại tủ điện hạ thế
Trên thị trường hiện nay, tủ điện hạ thế được phân chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
- Tủ điện hạ thế có phân phối tổng MSB.
- Tủ điện hạ thế ATS.
- Tủ điện hạ thế phân phối DB.
- Tủ điện hạ thế tụ bù.
Mặc dù được chia thành nhiều loài khác nhau, nhưng chức năng chung của các loại tủ này đều là đóng ngắt tự động để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện phụ tải.
Những thông số kỹ thuật cơ bản cần biết về tủ điện hạ thế
- Hoạt động với điện áp 690VAC
- Điện áp cách điện là 1000V
- Dòng điện định mức là 7400A
- Dòng điện ngắn mạch là 100KA.
- Điện áp xung là 8KV.
- Điện áp dùng để thử nghiệm cách điện là 2500V/1 phút.
- Các phân cách từ bên trong bao gồm: 1,2a-2b, 3a-3b, 4a-4b.
Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm vững quy trình bảo dưỡng tủ điện hạ thế. Nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thiết kế và lắp đặt tủ điện hạ thế uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.