• mail Email: cokhitthanoi@gmail.com
  • Kinh doanh 1: MR. Toàn - 0963779303
  • Kinh doanh 2: Mss. Thắm - 0967854762

Kinh Nghiệm Mua Tủ Rack, Tủ Mạng – Đừng Mua Nếu Chưa Đọc Qua

2028 lượt xem

Chọn tủ rack (hay còn gọi là tủ mạng) là 1 việc làm cần thiết và quan trọng. Bởi vì chiếc tủ có “phù hợp” và “đạt tiêu chuẩn” hay không sẽ ảnh hưởng đến tiến trình làm việc của cả hệ thống bởi những sự cố xảy ra với các thiết bị mạng.

Không những thế, khi mua phải 1 chiếc tủ không đạt tiêu chuẩn thì nó còn khiến chúng ta tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để thiết lập lại.

Chính vì vậy việc chọn “chuẩn” cái tủ mạng ngay từ ban đầu là điều rất quan trọng.

Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách chọn tủ rack (tủ mạng) phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân, của công ty nhằm mang lại sự hiêu quả công việc tốt nhất và bền lâu.

Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi mình chọn mua tủ mạng đó chính là:

Lựa chọn tủ rack có kích thước phù hợp

Như bạn thấy hiện nay có rất nhiều kích thước tủ mạng khác nhau. Sở dĩ có nhiều kích thước là vì các thiết bị mạng có nhiều loại khác nhau.

Do vậy để chọn được tủ rack có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần “Hình dung được số lượng các thiết bị mạng phải cho vào tủ rack”.

Có nghĩa là bạn cần xác định các kích thước của thiết bị cho vào tủ rack như: Chiều cao, độ dày để xem tổng các thiết bị chiếm bao nhiêu cm (m).

Chỉ có như vậy bạn mới lựa chọn được 1 sản phẩm tủ rack có thông số chiều cao, chiều rộng và chiều sâu phù hợp với các thiết bị.

Mình lấy ví dụ:

Nếu bạn cần không gian đặt 20 máy chủ loại 2U. Bạn nên chọn loại tủ có chiểu cao là 44U để đặt được cả các linh phụ kiện kèm theo như ổ cắm 1U, hay một bộ tích điện 2U.

Ở đây bạn cần biết:

  • Chiều cao bên trong của tủ được đo từ điểm cao nhất tới điểm dưới cùng của đáy tủ.
  • Chiều sâu bên trong tủ sẽ được đo từ bên trong của cả 2 cánh cửa, trước và sau.
  • Chiều rộng trong tủ sẽ được đo từ bảng điều khiển bên này sang bên khác.

Mình tin là sẽ có nhiều bạn chưa hiểu U là gì? Mình sẽ giải thích 1 cách đơn giản, để bạn hiểu U trong tủ rack là gì nhé.

Đơn vị U của tủ rack là gì

Đơn vị tính của tủ rack là U: 1U = 1,75 inch = 4,45 cm     (1 inch = 2,54cm)

Đợn vị U được tính theo chiều cao của tủ rack. Khi chúng ta nghe đến switch/hub/router/server 1U có nghĩa là chúng có chiều cao 1U.

Hiểu đơn giản là U càng cao thì tủ rack càng lớn, càng đặt được nhiều thiết bị mạng vào.

Bây giờ mình cùng khám phá kích thước của những chiếc tủ rack hiện nay nhé!

Tủ Rack, tủ mạng có những kích thước nào?

Tủ rack 6U D400, Tủ rack 10U D500

Tủ rack 6U và tủ rack 10U
Hình ảnh tủ rack 6U D400 và tủ rack 10U D500

Tủ rack 6U D400Tủ Rack 10U D500 hay còn gọi là (Tủ mạng 6U sâu 400, Tủ mạng 10U sâu 500)

Tên sản phẩm Chiều cao Chiều rộng Chiều sâu
Tủ rack 6U 320 550 400
Tủ rack 10U 565 550 500

Đây là 2 loại tủ mạng thường được dùng để treo tường. Được làm từ chất liệu thép dày từ 1,0mm – 1,5mm.

Chính vì kích thước nhỏ nên tủ rack 6U và tủ rack 10U thích hợp cho những không gian nhỏ, hẹp và sử dụng ít thiết bị mạng (như 1 chiếc switch)

Tủ rack 15U, Tủ rack 20U, Tủ rack 27U (D600, D800, D1000)

Tủ rack 15u, tủ rack 20u, tủ rack 27u
Hình ảnh tủ rack 15U, tủ rack 20U và tủ rack 27U

Tủ có kích thước lần lượt là:

Tên sản phẩm Chiều cao Chiều rộng Chiều sâu
Tủ rack 15U 835 600 600
835 600 800
835 600 1000
Tủ rack 20U 1000 600 600
1000 600 800
1000 600 1000
Tủ rack 27U 1410 600 600
1410 600 800
1410 600 1000

Tủ được làm bằng tấm thép dày 1,2mm. Toàn bộ được phủ sơn tĩnh điện chống gỉ. Gồm 4 cửa: Trước, sau và hai bên hông, có thể tháo dời.

Cánh cửa ở phía trước được thiết kế dạng lưới chiếm 90% diện tích cánh tủ. Điều này giúp cho các thiết bị bên trong được thông thoáng khí và còn dễ dàng theo dõi.

Tủ rack 15U, tủ rack 20U, tủ rack 27U (D600 – D800 – D1000) phù hợp với những không gian vừa phải, không quá rộng và không quá hẹp.

Xem chi tiết: Tủ rack 15U D600 chính hãng, giá tốt nhất (MỚI 2020)

Tủ rack 36U, Tủ rack 42U (D600, D800, D1000)

Tủ rack 36u, tủ rack 42u
Hình ảnh kích thước tủ rack 36U và tủ rack 42U

Kích thước của tủ khá là lớn so với các loại tủ trước.

Tên sản phẩm Chiều cao Chiều rộng Chiều sâu
Tủ rack 36U 1800 600 600
1800 600 800
1800 600 1000
Tủ rack 42U 2100 600 600
2100 600 800
2100 600 1000

Tủ rack 36U và 42U có thanh tiêu chuẩn chịu lực cao, được làm bằng thép dày 2mm. Tủ được gắn 4 bánh xe nên có thể di chuyển dễ dàng, thuận lợi.

Tủ được thiết kế 2 khung chịu lực 6 thanh giằng đỡ khung.

Tủ rack 36U và tủ rack 42U sẽ thích hợp với những căn phòng rộng lớn với số lượng thiết bị là khổng lồ (như switch, server, patch panel, bộ lưu điện, màn hình điều khiển…)

Xem chi tiết: Tủ rack 42U D600 chính hãng, giá tốt nhất (MỚI 2020)

Mời bạn xem thêm video hình ảnh thực tế các loại tủ mạng

Đọc hết phần 1 này, chắc hẳn bạn sẽ biết hơn về kích thước tủ mạng, và cũng nắm được cách để chọn được cho mình 1 sản phẩm tủ mạng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Khi đã xác định được kích thước rồi, việc mình cần làm tiếp theo đó là

Chọn khay phù hợp cho tủ rack (tủ mạng)

Cách chọn khay tủ rackKhi chọn khay cho tủ rack bạn cần lưu ý: Chọn khay có chiều sâu thấp hơn chiều sâu của tủ rack nhé.

Cụ thể là:

  • Chiều sâu tủ rack là 600mm thì bạn sẽ chọn khay tủ rack có chiều sâu khoảng 350 – 400mm.
  • Chiều sâu tủ rack là 800mm thì bạn sẽ chọn khay tủ rack có chiều sâu khoảng 550 – 600mm.
  • Chiều sâu tủ rack là 1000/ 1100mm thì bạn sẽ chọn khay tủ rack có chiều sâu khoảng 750 – 800mm.

Có rất nhiều bạn chọn nhầm ở bước này, đa số đều chọn chiều sâu của khay = chiều sâu của tủ.

Lý do tại sao mình chọn khay có chiều sâu thấp hơn chiều sâu của tủ? Đó là vì

Khay luôn nằm trong 4 thanh tiêu chuẩn của tủ, và 4 thanh tiêu chuẩn này luôn luôn cách cánh tủ 1 khoảng từ 5 – 10cm để chừa chỗ đi dây.

Thêm 1 bước xác định nữa, là loại khay bạn cần là loại khay trượt  (di chuyển kéo ra đẩy vào được) hay là khay cố định.

  • Khay cố định tủ rack: Có thiết kế đơn giản. Giá thành sẽ mềm hơn khay trượt. Bạn yên tâm khi đặt các thiết bị năng lên trên(tải trọng tối đa là 68kg). Là sự lựa chọn thích hợp và tối ưu cho những thiết bị đặt cố định 1 chỗ, không cần linh động thao tác nhiều. Sẽ vừa kinh tế, vừa an toàn tiện dụng.
  • Khay trượt tủ rack:Sẽ dành cho các thiết bị cần thao tác nhiều. Bạn nên hỏi thêm nhà cung cấp về độ dày của khay để đảm bảo sự chắc chắn khi đặt thiết bị lên trên (thường thì giới hạn chịu được tải trọng là 68kg).

Mình cùng sang tiếp phần 3 nhé!

Nên mua tủ Open rack hay Cabinet

Hiện nay, về phân loại tủ mạng thì có 2 loại đó là

  • Open rack: Chỉ có khung
  • Cabinet: Có cánh bao bọc, bảo vệ an toàn cho thiết bị bên trong.

Cả 2 loại này đều phục vụ cho 1 mục đích. Tuy nhiên việc chọn tủ phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Môi trường mà bạn định đặt tủ, lý do sử dụng hay thậm chí là sở thích của bạn.

Vì vậy mình sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của từng loại để bạn tham khảo nhé!

Tủ open rack

Tủ Open Rack
Hình ảnh tủ Open Rack

Ưu điểm:

Thường thì khi mua sản phẩm nào, điều đầu tiên mình quan tâm chính là giá cả. Tủ Open Rack thường rẻ hơn nhiều so với tủ rack Cabinet, vì nó được thiết kế đơn giản, do đó cần ít nguyên vật liệu hơn.

Tủ Open Rack chỉ có hệ thống khung. Không có cửa trước, cửa sau và các mặt bên. Do đó các công việc như: Cài đặt, thay thế các modem, kết nối thiết bị mới, bảo trì máy chủ … Sẽ đơn giản vì bạn có thể tiếp cận thiết bị dễ dàng.

Đối với những máy chủ phải thường xuyên xem xét và thay đổi thì tủ Open Rack rất phù hợp.

Với tủ Open Rack thì ánh sáng trong phòng được chiếu thẳng vào các thiết bị. Điều này sẽ giúp bạn bảo dưỡng thiết bị dễ dàng hơn. Vì bạn không cần phải dùng đèn để soi từng thiết bị.

Độ thông thoáng là 1 yếu tố quan trọng. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy chủ. Với tủ Open Rack, nhiệt lượng sinh ra sẽ thoát ngay ra ngoài không khí. Điều này làm cho các thiết bị luôn được mát, máy chủ sẽ hoạt động hiệu quả.

Nhược điểm:

Tủ Open Rack chỉ có bộ khung nên nó thiếu độ an ninh. Có thể bị truy cập dễ dàng.

Ngoài ra vì chỉ có bộ khung nên các thiết bị dễ bám bụi bẩn, cần phải vệ sinh thường xuyên.

Tủ Rack Cabinet

Tủ rack Cabinet
Hình ảnh tủ Rack Cabinet

Đối với những hệ thống mạng cần đảm bảo an ninh thì tủ rack cabinet là sự lựa chọn phù hợp. Tủ thường được gắn các ổ khóa để giữ cho nhân viên không thể ăn cắp hoặc tránh việc bị rò rỉ dữ liệu. Đồng thời còn bảo vệ thiết bị không bị bám bụi và các tác động của yếu tố bên ngoài.

Nếu môi trường xung quanh có nhiều thiết bị máy móc, các thiết bị có thể va đập vào nhau. Trong trường hợp này bạn nên chọn tủ rack Cabinet để bảo vệ thiết bị.

Khi đã chọn được kích thước tủ và loại tủ phù hợp rồi thì chúng ta cần làm gì tiếp nhỉ?

Một chiếc tủ có thể vừa vặn nhưng mà kém chất lượng thì cũng không thể đáp ứng được cho công việc về lâu về dài.

Vậy làm sao để chọn được một chiếc tủ mạng chất lượng?

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất tủ mạng từ 2 chất liệu là Tôn và Thép.

Vậy tại sao không phải là sắt?

Nếu tủ rack được làm bằng sắt thì chắc chắn sẽ rất nặng, khó khăn trong việc di chuyển. Ngoài ra với chất liệu sắt thì tủ dễ bị han, ghỉ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị ở bên trong.

Tôn và Thép thì lại khác. Đặc tính của chúng là dẻo dai, bền và nhẹ hơn sắt, dễ dàng di chuyển.

Có 1 lưu ý bạn cần nhớ khi đi mua tủ rack đó là “Đọc thật kỹ các thông số kỹ thuật” của chiếc tủ đó. Đối chấp với thực tế mà mắt bạn nhìn thấy.

Theo kinh nghiệm của mình đó là, những loại tủ chất lượng kém thường có độ dày là 0,8 đến 1mm. Còn với những loại tủ chất lượng thì sẽ là 1,2 – 1,3mm. Chỉ cần sờ bằng tay là bạn có thể cảm nhận được sự khác biệt này.

Những chiếc tủ chất lượng thì độ sai số kỹ thuật cũng rất nhỏ. Các bộ phận của tủ sẽ ăn khớp với nhau thay vì trông lệch lệch như tủ kém chất lượng.

Tóm lại

Cách chọn tủ Rack (tủ mạng)

Để chọn được tủ rack phù hợp và chất lượng thì bạn cần xác đinh được 3 yếu tố là: Kích thước, khay tủ rack và loại tủ rack 

Về kích thước tủ rack

  • Hình dung được số lượng các thiết bị mạng phải cho vào tủ rack. 
  • Xác định các kích thước của thiết bị cho vào tủ rack như: Chiều cao, độ dày để xem tổng các thiết bị chiếm bao nhiêu cm (m).

Chọn khay tủ rack

  • Khi bạn xác định được chiều sâu của tủ rồi thì bạn có thể yên tâm chọn đúng khay cho tủ dễ dàng.
  • Chọn khay có chiều sâu thấp hơn chiều sâu của tủ rack nhé.

Loại tủ rack

  • Nếu máy chủ quan tâm đến yếu tố “An toàn” thì bạn nên chọn tủ rack Cabinet.
  • Nếu máy chủ quan tâm đến yếu tố “Môi trường” thì bạn nên chọn tủ Open rack.

Vậy là mình đã chia sẻ xong kinh nghiệm chọn mua tủ rack. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức để có thể chọn được tủ mạng thật sự phù hợp và chất lượng.