HOTLINE:
0977188089Quy trình sản xuất vỏ tủ điện đúng kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn ISO
Tủ điện công nghiệp là thiết bị được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, đặc điểm cũng như quy trình sản xuất vỏ tủ điện. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết các thông tin về vỏ tủ điện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Xem thêm: Cách lắp đặt tủ điện công nghiệp ĐÚNG KỸ THUẬT – CƠ KHÍ TT
Phụ lục nội dung
Vỏ tủ điện là gì?
Vỏ tủ điện là thiết bị được sử dụng để lắp đặt và bảo vệ các thiết bị đóng cắt dòng điện cũng như các thiết bị điều khiển. Đồng thời nó còn là nơi đấu nối và phân phối điện cho các công trình đang hoạt động để đảm bảo cách ly các thiết bị mạng điện với người dùng, đảm bảo an toàn và bảo vệ thiết bị mạng tốt nhất. Hiện nay, vỏ tủ điện được ứng dụng trong các công trình dân dụng và công nghiệp.
Cấu tạo vỏ tủ điện
Vỏ tủ điện thường có hình vuông đứng hoặc hình chữ nhật với kích thước đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tủ điện thường được làm từ tôn tấm với độ dày dao động từ 0.8mm – 2.0mm, bề mặt sơn tĩnh điện.
Màu sắc của vỏ tủ điện cũng vô cùng phong phú, tùy theo nhu cầu người dùng. Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là vỏ tủ điện sơn sần hoặc sơn bóng với màu kem, ghi sáng.
Vỏ tủ điện có kích thước đa dạng. Chiều cao phổ biến từ 400 – 2200mm, chiều rộng dao động từ 300 – 1000mm và chiều sâu từ 150 – 1000mm.
Quy trình sản xuất vỏ tủ điện như thế nào?
Sản xuất vỏ tủ điện được tiến hành thông qua các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn tấm tôn theo kích thước phù hợp và cắt theo quy cách.
- Bước 2: Sử dụng máy đột CNC hoặc máy đột tay để đột lỗ lên tấm tôn.
- Bước 3: Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia.
- Bước 4: Chấn định hình sau đó kiểm tra.
- Bước 5: Hàn ghép và vệ sinh mối hàn.
- Bước 6: Dùng dung dịch xút tẩy dầu mỡ.
- Bước 7: Sử dụng dung dịch acid để tẩy gỉ.
- Bước 8: Sử dụng hóa chất chuyên dụng định hình bề mặt.
- Bước 9: Phốt phát hóa bề mặt.
- Bước 10: Rửa nước rồi phơi khô.
- Bước 11: Phun bột sơn tĩnh điện với màu sắc phù hợp lên bề mặt tủ.
- Bước 12: Sấy ở mức nhiệt từ 190 – 200 độ C trong vòng khoảng 10 phút.
- Bước 13: Tiến hành lắp ráp vỏ tủ điện.
- Bước 14: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói.
Trên đây là toàn bộ quy trình sản xuất vỏ tủ điện theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu có nhu cầu tìm mua tủ điện đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ thêm.